I. Tiếp nhận nguyên liệu:
1.Thu
mủ:
Đầu tiên người thợ cạo lấy mủ chén, bốc mủ dây
và chén được để sạch.Tình trạng mủ nước bị nhiễm vi khuẩn trong không khí là
rất quan trọng. Mảnh vỏ, lá cây, cành cây và các chất được lấy đi trước khi cạo.
Thùng phải làm bằng vật vật liệu được chấp nhận.
Trạm thu mủ thong thường là một chỗ trú và có
mái che nhưng không có tường, nền nhà phải được tráng xi măng và phải dốc về
các phía xung quanh.
2.Chuyên chở mủ:
Mủ nước từ các bồn gần nhà máy được bố trí hợp
lý, vườn cao su lớn, hoặc khúc khuỷu bố trí sau cho các mù nước được các thợ
cạo đưa về các điểm thu mủ một cách thuận tiện để vào bồn chuyển đi.
Các
bồn này được chuyển bằng xe tải, máy cày hoặc máy kéo
Thợ
cạo đổ mủ nước vào bồn tiếp nhận mủ tại các trạm thu mủ, mủ nước đổ vào các bồn
vận chuyển di động và đưa về nhà máy.
Các
bồn vận chuyển được giao và để lại các trạm thu mủ từ sáng sớm và được thu về
khi các bồn này đã đổ đầy.
3.Nhận mủ tại nhà máy:
Tiếp nhận mù: khi mủ nước từ vườn cây được thu
về phải vận chuyển càng sớm càng tốt, trong vòng một giờ với cự ly ngắn 3-5 km.
Trước
khi tiếp nhận mủ trong nhà máy để trộn và sơ chế không cần cho hóa chất bảo vệ
vào hoặc là cho với nồng độ thấp
Vd: Amoniac (NH3) 0,05%
Mủ nước được thu nhận từ các cự ly xa hoặc được
giữ trong các trạm tại vườn cây trong một thời gian dài vì điều kiện chuyên
chở, đường xá… Amoniac được xem như là hữu hiệu nhất 0,01%-0,15% thêm Amoniac càng
sớm càng tốt vào mủ nước.
Khi
đến trung tâm thu nhận tại chỗ hoặc đến trạm thu nhận của nhà máy, mủ được lọc
qua rây thép không gỉ 40-60mesh hoặc rây kim loại (Monel) giữ hai
rây song song và dùng thay đổi nhau, không được chà và vỗ vỗ vào rây...
4.Đo hàm lượng:
Cân lấy 10g mủ nước (cân chính xác đến 0,01g)
trút mủ trải đều trên chảo nhôm, tráng lọ vào chảo cho sạch bằng nước cất, hơ
trên ngọn lửa cho chín đều cho đến khi nước bốc hơi hết.
Tiếp
tục nướng mủ trên chảo cho đến khi thấy mặt mủ không còn màu trắng của mủ
nước,mủ chuyển sang màu vàng.
Để
nguội gỡ lấy mủ trong chảo ra cân cao su thô trên cân kỹ thuật đã cân.
Cách
đo trọng lượng sơ chế:
M1
TSC%= 100 x ------
M0
Trong đó:
+ M1: Trọng lượng sau khi nướng.
+ M0: Trọng lương mẫu sau khi nướng.
Khi đã có TSC người ta quy đổi ra DRC theo bảng
quy đổi, căn cứ vào DRC xác định được hàm lượng mủ ban đầu để tính khối lượng
cho từng xe mủ và làm cơ sở cho việc pha loãng mủ theo yêu cầu đánh đông chế
biến.
Để
tính lượng nước pha loãng mủ ta sử dụng công thức:
DRC1
Vnước = Vmủ.( --------- - 1)
DRC2
Trong đó:
+
Vmủ : Thể tích mủ cần pha (lít)
+
Vnước: Thể tích nước cần pha (lít)
+ DRC1: hàm lượng mủ ban đầu.
+ DRC2: hàm lượng mẫu cần pha loãng.
Thông thường ở các nhà máy người ta pha loãng
mủ ở DRC=25% trước khi cho xuống mương đánh đông. Nhưng đối với nhà máy XNCB
tùy theo yêu cầu chế biến từng loại sản phẩm khác mà pha loãng.
II. Pha
trộn, đánh đông:
1.Pha
trộn:
Bật công tắc vận hành máy khuấy,trộn đều mủ
trong hồ cho đến lúc số mủ trong hồ đạt đến mức quy dịnh thì ngưng khuấy. Trong
thời gian sấy ta sẽ cho hóa chất vào trong hồ mủ tùy theo yêu cầu chế biến từng
loại mủ như:
Hydrolamin Neutral Sunfat (HSN) liều lượng 1,5 kg/1 tấn
cao su khô, nồng độ dung dịch khi sử dụng là 10% cho chế biến mủ SVR CV các
loại.
Metabisulfit Natri liều lượng 0,2-0,4 kg/1 tấn cao su
khô,nồng độ khi sử sử dụng là 3% (công dụng chống oxy hóa bề mặt cao su).
Sau
khi ngưng máy khuấy để lắng tạp chất 5-10 phút sau đó mủ được xả vào các mương
rãng để đánh đông.
Máy khuấy trộn
Máy khấy trộn cao su là loại thiết bị phụ được
lắp đặt trên các hồ rửa, trong dây chuyền công nghệ chế biến mủ tạp (thay thế
cho bơm thổi - Blowpump).Máy khuấy kiểu KTCS - 6000 được thiết kế và chế tạo
đáp ứng được các công nhau (10mm- 50mm).
+ Đảo rửa các chất bẩn dính trong mủ cao su
(đất, đá, cát, kim loại...).
+ Tạo dòng nước luân chuyển trong hồ để các
chất bẩn lắng xuống đáy hồ và làm rời rạc các cục mủ cao su để tạo điều kiện
thuận lợi gàu tải chuyển mủ cao su đến thiết bị kế tiếp.
2.Đánh
đông:
Mục đích: loại bỏ hầu hết lượng nước (serum)
cũng như chất lỏng khác.
Khi
đánh đông ta phải thực hiện các bước sau:
+ Kiểm tra thể tích mủ khi pha trộn trên mỗi
mương
+ Kiểm tra nồng độ thực tế acid trong từng
thùng hay trong bồn chứa trước khi bắt đầu đánh đông.
+ Kiểm tra vệ sinh của tất cả các rãnh đánh
đông, đảm bảo hỗn hợp mủ nước với acid được khuấy dọc theo chiều dài của rãnh
đánh đông để đạt được độ đồng đều pH (5-6).
Phun dung dịch Bisulfic (Natri thiosunfat Na2S2O3) 3% trên bề mặt của mủ sau khi việc
đánh đông hoàn tất.
+
Sau khi đánh đông 2-3 giờ kiểm tra việc hoàn tất đánh đông. Mủ đông xấu phải
được xuống hạng và được xử lý bằng cách thêm acid hay kéo dài thời gian đông
tụ.
+ Chú ý: trong trường hợp không áp dụng phương
pháp đánh đông theo dòng chảy thì cần phải kiểm tra lượng acid dùng cho từng
mương.
*Có
2 phương pháp đánh đông:
2.1.Đánh
đông theo phương pháp chảy rối:
Mủ từ hỗn hợp được xả qua máng phân phối tuần
tự xuống các rãnh theo số lượng quy định.
Khi
dòng mủ bắt đầu chảy vào máng xả,nhanh chóng mở van cung cấp acid để axit kịp
thời trộn lẫn với mủ. Điều chỉnh lưu lượng acid phù hợp với liều lượng mủ bằng
van điều tiết sau cho pH của mủ trong rãnh đạt 5-6 một cách đồng đều
Dùng
dụng cụ khuấy mủ dọc theo rãnh để đảm bảo acid được phân tán đều khắp trong
rãnh.
Sau
khi đánh đông khoảng 5-10 phút dùng tia nước mạnh để hạ bọt trên bề mặt rãnh
mủ.
2.2.Đánh đông theo phương pháp thủ công:
Trong khi xả mủ từ hồ hỗn hợp (hồ trung gian)
xuống các rãnh đánh đông,dung bừa trộn đều mủ trong rãnh từ 2-3 lần.
Dùng
vòi nước có áp lực cao xịt hạ bọt trên bề mặt mủ.
Tính
đúng số lượng acid nguyên chất cần sử dụng để làm đông tụ khối lượng mủ trong
từng rãnh.
Tính
lượng nước cần để pha loãng lượng acid này từ nồng độ nguyên thủy ban đầu thành
nồng độ sử dụng (không lớn hơn 2,5%).Chia đều lượng acid cùng lượng nước thêm
vào cho các thung chứa đặt dọc theo rãnh.
Rót
đều dung dịch acid đã pha loãng vào rãnh và dùng bừa trộn đều liên tục từ 4-8
lần cho acid được phân phối đều trong mủ .
Để
bảo quản trong quá trình đông tụ chờ chế biến người ta dùng vòi nước có áp lực
cao xịt hạ bọt trên bề mặt mủ trong rãnh.
+ Phun dung dịch bảo quản Bisulfit Natri
3% lên bề mặt khối phủ sau khi hạ bọt từ 15-20 phút hoặc phủ tràn một lớp nước
dày từ 2-3 cm.
+ Dùng vải bạt nylon đậy lên trên những
mương nủ để tránh côn trùng và tạp chất rơi vào trong mủ.
+ Kiểm tra tình trạng đông tụ mủ vào khoảng 1
giờ sau khi đánh đông.Nếu phát hiện mương nào không đông tụ tốt phải xử
lý bằng cách cho them acid vào.
+ Sau 6 giờ trở lên mủ đông hoàn toàn được đưa
vào chế biến, mủ đánh đông trước được theo thứ tự mương cho đến hết mủ.
3.Cách
pha chế hóa chất:
Pha
chế dung dịch acid fomic 2,5%
+ Acid formic được cung cấp dưới dạng đậm đặc
có nồng độ khoảng 80-85%.Do đó cần phải pha loãng dung dịch thành dung dịch
2,5% để dùng trong đánh đông mủ
+ Tính lượng nước thêm vào để pha loãng:
Vn: thể tích lúc cần thiết thêm
vào(l)
C: nồng độ của acid (%)
Va: Thể tích dung dịch acid đậm
đặc(l)
Sau khi tính được lượng nước cần thiết thêm vào
để pha loãng dung dịch acid thành dung dịch 2,5 % ta cho lượng nước này vào bồn
chứa acid trước, sau đó mới rót từ từ dung dịch acid đậm đặc vào sau.Khi đã rót
hết acid vào bồn chứa, ấn công tắc vận hành máy khuấy hoặc dùng dụng cụ
cầm tay để khuấy dung dịch này trong 2 phút.Chú ý:tuyệt đối không cho acid vào
bồn chứa trước khi cho nước vào
Pha
chế dung dịch MBS 3% và HNS 10%:
Hai
hóa chất này được cung cấp ở dạng bôt vì thế cần thiết để hòa tan chúng trong
nước thành dung dịch. Khi dùng trong công tác chế biến các câp hạng cao su CV
60, CV 50
Tính
lượng nước cần thiết để hòa tan Metalbisulfit thành dung dịch MBS 3% và
hydroxyt lamin thành dung dịch HNS 10%
+ Cứ 1,5 kg HNS thì hòa tan 15 lít nước
+ Cứ 0,3 kg MBS thì hòa tan 10 lít nước
Sau khi tính toán được thể tích nước ta cân
lượng hóa chất MBS hoặc HNS cần dùng.Cho vao thùng nhựa, kế đó cho lượng nước
đã tính vào và khuấy đều cho đến khi hóa chất tan hoàn toàn.
III. Gia công cơ học:
1.Máy
cán kéo:
Công dụng: cán vắt khối mủ đông (loại bớt nước
và hóa chất) và tạo thành tờ
Có
tác dụng vừa cán ép vừa kéo khối mủ từ mương đánh đông vào máy,khối mủ ở mương
đánh đông có độ dày 0,4-0,6 m khi qua máy cán kéo còn lại khoảng 100-120 mm và
đã loại bỏ bớt nước và serum trong mủ.Trước lúc lấy nước vào mương ta phải kiểm
tra mức độ đông của mủ nếu mủ không đạt yêu cầu thì ta phải xử lý lại. Nếu mủ
đông đạt yêu cầu thi ta cho lấy nước vào mương và vận hành máy cho mủ vào cán,
theo dõi di chuyển mủ qua mương nước và qua máy cán trong suốt quá trình
sản xuất. Hớt ngay các bợn mủ đông trên mương ra ngoài.
Thao tác vận hành máy:
vTrước vận hành:
Bước 1: Xả nước vào mương dự định sẽ cán
Bước
2: Kiểm tra khe hở giữa 2 trục cán bảo đảm không có vật lạ hay mủ còn lại bên
trong
Bước
3: Kiểm tra các thiết bị che chắn an toàn
Bước
4: Đẩy máy trên đường ray đến vị trí mương mủ dự định cán
vVận hành:
Bước 1:.bật công tắc vận hành máy chờ đạt tốc
độ quy định (khoảng 1 phút). Dùng tay đưa khối mủ lên trục cán, chờ cho máy kéo
được khối mủ rồi ta thả tay ra
Bước
2:Trong quá trình máy hoạt động có thể bổ sung nước trên mương mủ để nâng khối
mủ lên nhằm làm cho máy kéo tải được nhẹ nhàng.Tuy nhiên không được cho nước
vào mương để làm khối mủ đông nổi lên quá 30 phút trước khi bắt đầu cán
Bước
3:Trong suốt quá trình vận hành máy cán kéo, máy chứa nủ bên dưới máy cán kéo
phải được bổ sung nước sạch liên tục
Kết
thúc: Ấn công tắc tắt máy, lấy hết mủ còn sót lại trong máy ra, vệ sinh máy và
mương sạch sẽ. Khối mủ sau khi qua máy cán kéo được đưa xuống mương cán
kéo chứa đầy nước được chuyển tới máy cán crep nhờ băng tải
2.Máy cán crep:
Sau khi qua máy cán kéo thì một phần serum
trong mủ đã bị mất đi và lúc này băng tải tiếp tục đưa mủ vào hệ thống ba máy
cán có các thông số kỹ thuật như nhau riêng cấu tạo của khe hở của 2 trục
giảm dần được nối với nhau qua hệ thống băng tải nhằm làm cho miếng mủ được mỏng
hơn.khi có mủ ở mương cán kéo được đẩy tới công nhân đặt tờ mủ lên băng tải của
máy 1,mở hệ thống vòi nước rửa mủ trên mỗi máy cán,cho mủ tờ lần lượt qua máy
1,2,3.Điều chỉnh độ khép trục phù hợp để không bị ngẹn mủ hay xuất tờ mủ khi
đang chạy,khi hết ca vệ sinh máy sạch sẽ và cho dừng máy
3.Máy cán cắt:
Từ máy băm mủ được tải đến máy cán cắt. Máy
được trục cuốn có tốc độ vô cấp n1=80-100 vòng/phút, đưa mủ cuốn vào máy trên
của lưỡi dao tĩnh có điều chỉnh độ hở dao.dao động là 1 trục cắt có:
Chiều dài trục: l=760 mm
Đường
kính trục: D=360 mm
Rãnh
cắt có profil: (9.9.9) mm
=150aGóc nghiêng rãnh cắt so với
phương ngang:
Dao
động được kéo bằng động cơ 60 HP, truyền động bằng đai đến dao có n2=1000
vòng/phút.nếu hạt không đều thì công nhân cơ khí sẽ điều chỉnh dao cắt lại sao
cho phù hợp.
4.Hệ thống băng tải:
- Băng tải gàu
Băng tải gàu là thiết bị phụ được
bố trí trong các dây chuyền công nghệ chế biến mủ cốm SVR 10 - 20. Ưu điểm của
băng tải gàu là chuyển nguyên liệu mủ cao su ở dạng cục, rời rạc có kính thước
từ 30mm - 120mm. Chính đặc điểm này nên băng tải gàu thường được bố trí tại các
hồ trộn - rửa, để chuyển mủ cao su từ hồ này sang hồ khác, hoặc từ thiết bị này
sang thiết bị khác v.v...
Băng tải gàu - BTG do An Sơn chế tạo có kết cấu
gọn nhẹ, năng suất cao, tùy theo vị trí của băng tải trong dây chuyền mà băng
tải có một tốc độ hoặc điều chỉnh tốc độ vô cấp.
- Băng tải cao su
Băng tải là thiết bị phụ, có công dụng
chuyển tải cao su nguyên liệu liên kết giữa các thiết bị với nhau, kết tạo
thành một dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh, có tính tự động hóa cao, tăng năng
suất lao động, giảm chi phí chế biến đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của
công nhân. Do tính đặc thù của từng loại nguyên liệu đưa vào chế biến, qua
nhiều năm nghiên cứu và rút tỉa kinh nghiệm, băng tải - BTCS do An Sơn chế tạo
có các ưu điểm nổi bật sau :
+ Băng tải điều chỉnh được tốc độ vô cấp, có
thể điều chỉnh ngay trong lúc dây chuyền đang hoạt động.
+ Dãy băng cao su được cấu tạo 2 lớp bố, một
mặt trơn, một mặt tạo nhám, do vậy có thể lắp đặt băng tải nghiên so với mặt
phẳng nằm ngang của nền xưởng một góc từ 0 - 300.
Có chức năng là chuyển tải cao su tờ đến
các máy cán. Gồm có 4 băng tải gàn như giống nhau.Chỉ khác nhau về độ dài ngắn
của băng tải để phù hợp với cự ly của các máy cán.
5.Sàn
rung:
Sàn
rung của dây chuyền mủ tạp
Sàn
rung là thiết bị phụ nhưng có nhiều công dụng rất quan trọng, đó là: tách nước
ra khỏi mủ, rải đều mủ vào thùng ở dạng tơi không nén chặt tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình sấy, cải thiện tốt chất lượng sau khi sấy
Là một sàn lưới trên lưới có nhiều lỗ với mật
độ lỗ là 80 lỗ/inch
Sàn rung có tác dụng chủ yếu để tách nước ra
khỏi hạt cốm cao su và rửa lại hạt cao su bằng nước sạch lần cuối trước khi sấy
Sàn rung được gắn với một cụm lệch tâm, tạo ra
dao động rung mạch làm nước tách ra khỏi hạt cốm trước khi sấy.Sau đó hạt cốm
được chuyển xuống phểu cấp liệu để xuống thùng sấy
IV. Sấy:
Lò sấy :
- Lò sấy kiểu xe goòng là kết quả của nhiều năm nghiên cứu phát
triển và rút tỉa kinh nghiệm trong ngành chế tạo máy chế biến cao su, đặc biệt
thích ứng với sấy cao su dạng cốm, bún đang được các nhà máy sơ chế cao su quan
tâm.
- Lò sấy kiểu xe goòng làm
việc tin cậy, hiệu quả với năng suất cao, tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu
thấp, rất phù hợp với nhiệt độ sấy thấp để cho chất lượng sản phẩm
cao.
Từ sàn rung rơi xuống mủ cốm được xếp đều đặn
ngang với miệng thùng trong các thùng sấy (18 ngăn), được xe giòng đẩy đến
trước đầu lò sấy.Ở đây được trang bị một hệ thống xích tải hoạt động để đẩy
thùng vào lò, được cài đặt role thời gian là 10 phút cho một thùng (động
cơ 2,2 kw)
Giai đoạn 1:(từ thùng 1 đến thùng 3) vật liệu được
hút để ráo nước trong hạt mủ nhờ quạt hút ẩm
Gai đoạn 2: (từ thùng 4 đến 16 ) vật liệu được
gia nhiệt và tách hơi nước ra khỏi hạt mủ dần cho đến hết(giai đoạn sấy)
Giai đoạn 3:(từ thùng 17 đến 18) sản phẩm được làm nguội dần trước khi đưa ra ngoài, kết thúc một giai đoạn sấy.
+ Thời gian sấy của
một thùng là 10 phút được cài đặt tự dộng bằng role nhiệt. vì vậy sau 10 phút
có 1 thùng sấy vào lò đồng thời có một thùng sấy ra khỏi lò,cứ như vậy thì một
thùng sấy từ lúc vào và ra khỏi lò là 3h kết thúc một chu kì sấy. Thùng sấy sau khi ra khỏi lò, mủ được lấy ra
khỏi các hộc sấy bằng các mốc sắt và xếp lên băng tải con lăn.
Phân loại:
Mủ
vừa ra khỏi lò phải được phân loại rất kỉ nhằm phát hiện mủ có bị sống hoặc bị
chảy dính hay không để kịp thời chỉnh nhiệt độ sấy và phải phân loại màu
sắc, vàng sáng là mủ SVR 3L,sáng hơn nữa là mủ SVR L, còn hơi vàng sẫm là SVR
5, và hơi sẫm và có độ nhão là SVR CV 60, còn đối với SVR CV 50 thì vàng sẫm và
nhão hơn nữa.
V.Cân
ép:
Khi đã được kiểm tra, phân loại, đưa qua hệ thống cân
trọng lượng theo quy định khối lượng cho một bành mủ (20 kg;33,33 kg và 35 kg)
Mủ đã cân được cho
vào khuôn máy ép bành và ép, thời gian ép một bành từ 20- 30 giây. Mủ được lấy
ra ngoài, khi cán ép đi qua bộ phận gạy làm rớt bành mủ xuống các ống
VI.
Đóng gói:
Việc
đóng gói bành cao su phải được thực hiện ngay sau khi ép và kiểm tra.Khung
pallet và thùng pallet được làm bằng gỗ phải được xử lý không có mối mọt, vỏ
cây.
Các khung pallet phải đảm bảo đính các thanh gỗ
kế nhau bằng đinh và đai nẹp. Đế, hông và nắp được nối liền với nhau bằng các
đai thép (rộng tối thiểu 16 mm, dày 0,55 mm; và lực chịu căng là 580 kg).
Sau khi cân và ép thành từng bành có trọng
lượng 25 kg; 33,3 kg; 35 kg…..tùy theo yêu cầu khách hàng. Mỗi bành được kiểm
tra kỹ để lấy ra những chấm đen hoặc trắng(nếu có) trước khi cho vào bao PE dày
0,03 mm-0,1 mm tùy theo yêu cầu khách hàng.
Sau đó xếp các bành cao su vào pallet, đối với
các loại bành 33,3 kg và 35 kg thì xếp 36 bành vào pallet. Đối với các loại
bành 25 kg thì xếp 48 bành.
Bài viết được sưu tầm từ: http://trieukhoi.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét