I. KHÁI
NIỆM CAO SU THIÊN NHIÊN VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
Cao su thiên nhiên là một chất có tính đàn
hồi và tính bền, thu được từ mủ (latex) của nhiều loại cây cao su,đặc
biệt nhất là loại cây Hevea brasiliensis
Cao su thiên nhiên được phát hiện vào cuối
thế kỉ 17 ở Châu Mỹ bởi nhà khoa học Châu Âu.
Vào năm 1875 nhà hóa học Pháp Bouchardat
chứng minh cao su thiên nhiên là một hỗn hợp polymer isoprene (C5H8)n; những
polymer này có mạch cacbon rất dài với hững nhánh ngang tác dụng như cái
móc.Các mạch đó xoắn lẫn nhau, móc vào những nhánh ngang mà không đứt khi kéo
dãn, mạch cacbon có xu hướng trở về dạng cũ, do đó sinh ra tính đàn hồi.
Đến năm 1819 Thomas Hancock (Anh) phát hiện
ra cán dẻo cao su sống bằng máy cán.
Vào năm 1939 Charles Goodyear nghiên cứu cách
lưu hóa cao su bằng lưu huỳnh.
Cao su thiên nhiên là một chất có tính đàn
hồi
Cao su thiên nhiên là Polyisopren (C5H8)n
mạch cacbon rất dài.
Có nhiều giống cây cao su khác nhau , giống
cây có sức vượt trội cho ra cao su có tính năng tốt là giống Hevea
brasiliensic có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Ứng dụng của cao su thiên nhiên: vỏ ruột xe,
nệm, các thảm trải,các sản phẩm nhúng...
Hình: Cao su thiên nhiên |
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU:
Cây cao su mang tinh thời vụ được trồng vào
những tháng mùa mưa, nhiệt độ thích hợp khoảng 25độC, tuy nhiên cây có thể chịu
lạnh từ 10 - 15độC(nếu không kéo dài quá lâu).Phải có gió quanh năm nhưng phải
gió nhẹ (dưới 3 m/giây) vì cây cao su rất dễ gãy, độ pH tốt nhất là từ 4,5 -
5,5 và mực nước ngầm phải sâu.
Đây là loại cây rất mẫn cảm với các loại nấm
gây bệnh nên rất cần sự chăm sóc thường xuyên của con người. Tuy nhiên, do chế
độ cạo mủ con người thường xuyên tiếp xúc với cây nên việc phòng và trị bệnh ít
tốn kém.
Mủ cao su tích tụ với lớp vỏ ngoài nên không
cạo sâu gây tổn thương cho cây, chế độ cạo mủ quá chặt sẽ làm cho lượng mủ
trong cây mau cạn kiệt và giảm tuổi thọ. Cây thay lá 2 tháng/năm (từ tháng 1-
tháng 2) vào thời gian này tốt nhất nên ngừng khai thác.
Thời gian kiến thiết cơ bản của cây trên
vùng đất xám bạc màu miền Đông Nam Bộ là 7 năm và thời gian cho mủ kéo dài 20
năm.
III. KHAI THÁC MỦ CAO SU:
A.Thu hoạch latex cao su:
Công việc thu hoạch latex mà người ta thường
gọi là “cạo mủ” là rạch cạo một đường trên vỏ thân cây nhằm cắt đứt các mạch
latex để cho latex cao su chảy ra. Phương pháp thu hoạch được áp dụng cho cây
cao su Hevea brasiliensis vì latex của cây này có độ nhớt thấp và do cây có hệ
thống latex thuộc loại mạch phân nhánh và tương giao với nhau. Cây cao su này
lại có khả năng tái tạo latex nhanh chóng và có thể khai thác được suốt cả
năm.
Phương pháp cạo mủ:
Trong quá khứ có nhiều phương pháp cạo mủ,
nhưng rút kinh ngiệm người ta chứng minh nếu cạo xuyên từ trái sang phải sẽ cắt
được nhiều mạch latex hơn, do đó năng suất sẽ tăng lên.
Một cách tổng quát, ngày nay người ta dùng
phương pháp cạo mủ như sau:
+ Cạo theo đường xoắn ốc nửa chu vi (cạo nửa
vòng) 1-2 ngày một lần, tức là mỗi năm cạo 150 lần đến 160 lần;
+ Cạo xoắn ốc nguyên chu vi thân cây (cạo
nguyên vòng) 3-4 ngày một lần tức là mỗi năm cạo khoảng 75 đến 90 lần.
Trong đó phương pháp thứ nhất được áp dụng
cho cây cao su trẻ, nhất là giống ghép. Phương pháp thứ hai còn gọi là Socfin
thường áp dụng cho cây trưởng thành. Những cây xét thấy không chịu đựng
được những đợt cạo mủ thông thường (cây khô héo vỏ hóa nâu) ta nên cạo mủ cách
3 ngày một lần.
Với những cây quá già, ta nên tăng số lần
cạo với những khoảng thời gian ngắn hơn vào những tháng cuối trước khi đốn cây
trồng lại.
Thực hiện cạo mủ:
Điều kiện và cách cạo mủ: Khi thấy vườn cây
có khoảng 70% cây cao su đạt chu vi khoảng 45 cm, ta cạo vào vỏ thân cây cách
mặt đất từ 1m đến 1,2 m đó là trường hợp của cây gốc tháp hay 1,5 m cách với
mặt đất đối với cây đạt chu vi 50 cm. Việc cạo mủ được thực hiện khi cây đạt 6
hoặc 7 tuổi.
Độ cao đường rạch cạo, chiều dài và độ dốc
của đường rạch cạo đều được dịnh theo chức năng, tuổi và bản chất của cây
giống. Thường người ta cạo vỏ thân cây từ chiều cao 1m cách mặt đất, thực hiện
rạch cạo một đường từ trái sang phải với độ dốc là 300 đối với đường nằm ngang
theo một trong ba phương pháp đã kể;thường người ta dùng khuôn mẫu để rạch.
Lắp đặt dụng cụ ở cây cao su: Gồm một cái
chén hay cái cốc không quai không chân, bền và dễ lau chùi, chén này dùng để
hứng latex từ nơi rạch cạo chảy tiết ra; dụng cụ thứ hai là một giá sắt
có đường kính đủ để nâng giữ chén hứng; thứ ba là một vòng sắt cột vào thân cây
giữ giá nâng chén và cuối cùng là một cái máng nhỏ bằng sắt đặt dưới cuối đường
rạch để dẫn latex chảy vào chén hứng.
B.Sự cố - Sự kích thích sản sinh mủ:
Sự cố lúc thu hoạch:
Trong lúc thu hoạch latex,sự cố thường xảy
ra nhất là latex bị đông đặc trong chén hứng mủ.Nhất là đối với cây non
tuổi và cũng xảy ra khi có những cơn mưa to vào buổi sáng. Để tránh bất lợi
này, ta dùng chất chống đông mà thường nhất là dung dịch amoniac.
Vài cậy cao su lại có thời gian tiết latex
kéo dài: Sau khi lấy, mủ vẫn chảy ra liên tục.Hiện tượng này xảy ra do mưa hay
do phương pháp cạo mủ, lúc này phải thu hoạch hai lần,tuy nhiên lần thu mủ thứ
hai sẽ cho mủ xấu
Sự cố sinh lý:
Hiện tượng thường thấy nhất là những đường
rạch cạo bị khô héo, vỏ cây bị hóa nâu, có sự biến dạng ở vùng cạo mủ bị đông
đặc ở đường rạch cạo.Các hiện tượng này thường là do cây thiếu nguồn cung cấp
dinh dưỡng, thiếu thành phần vô cơ hay hữu cơ.
Khắc phục: giảm số lần cạo mủ ngưng cạo hoàn
toàn suốt một thời gian hoặc là điều chỉnh khoáng tố thiếu hụt gây ra sự cố
này.
Mục đích: tăng năng suất tiết mủ của cây .
Cách tiến hành là đắp chất kích hoạt như
muối của acid 2,4-D (acid di- cloro-phenoxy-acetic) gần đây là ENTREN (acid 2- cloro-etyl-phosphoric).
Ngoài ra người ta còn chứng minh nếu tiêm vào thân cây chất sulfat đồng, năng
suất cũng thấy tăng lên.
IV. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỦ:
A.Thành phần:
Ngoài hydrocacbur cao su ra, latex còn chứa
nhiều chất cấu tạo bao giờ cũng có trong mọi tế bào sống. Đó là các protein,
acid béo, dẫn xuất của các acid béo, sterol, glucid, heterocid, enzym, muối
khoáng….
Tỷ lệ những chất cấu tạo nên latex và độ đậm
đặc của chúng thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu,
Hoạt tính sinh lí và hiện trạng sống của cây
cao su. Các phân tích latex từ nhiều loại cây cao su khác nhau chỉ đưa ra con
số phỏng chừng về thành phần của latex như sau:
Bảng 1. Thành phần của mủ cao su thiên
nhiên
Cao su
|
30-40%
|
Nước
|
52-70%
|
Protein
|
2-5%
|
Acid béo và dẫn xuất
|
1-2%
|
Glucid và heterosid
|
1%
|
Khoáng chất
|
0,3-,7%
|
1.Hydrocacbur cao su:
Hydrocacbur cao su với công thức nguyên là
(C5H8)n chiếm gần 90% trong pha phân tán của latex.
Bloomfield đã thực hiện nghiên cứu quan
trọng đi tới kết luận hydrocacbur cao su lúc chảy ra khỏi cây là đã dưới dạng
polimer. Qua những phép đo thẩm thấu cũng như đo độ nhớt đã chứng minh cao su
Hevea Brasillensis ở điều kiện bình thường gồm có hàng loạt polimer đồng chủng
mà phân tử khối từ 50.000 trở lên. Tùy theo nguồn gốc của cây mà tỷ lệ
hydrocacbur có phân tử khối cao và thấp khác nhau.
Người ta tìm thấy lượng hydrocacbur có phân
tử thấp (nhỏ hơn 250.000) của cao su tương đối mềm thì lớn hơn lượng
hydrocacbur có phân tử khối thấp của cao su cứng hơn
2.Protid:
Chủ yếu là protid hay những dẫn xuất của quá
trình hydrat hóa enzym. Một latex tươi có hàm lượng cao su khô 40% thì lượng
đạm vào khoảng 2%, trong đó protid chiếm từ 1-1,5%
Độ đẳng điện của toàn bộ protid latex được
định giữa 4,6 - 4,7; xung quanh pH này,các hạt đều là điện trung hòa và độ ổn
định của latex trở nên xuốn thấp, chính sự kiện này đặt ra vần đề đông đặc hóa
latex bằng acid. Phần nhiều các hợp chất protid bình thường chúng bao
quanh các hạt cao su trong latex tươi đã thu hoạch có thể loại trừ qua nhiều
quá trình xử lý khác nhau như:
+ Latex pha loãng có sự hiện hữu
của savon, kế đó đem li tâm hoặc kem hóa, công việc này làm đi làm lại nhiều
lần.
+ Latex đem đun nóng có sự hiện diện
của sút ăn da.
+ Latex xử lý bởi enzym như trypsin.
Nhưng qua các phương pháp kể trên thì chưa
có phương pháp nào có thể loại trừ hoàn toàn protid, mà các hoạt tử cao su vẫn
giữ lại, mà luôn luôn còn sót lại ít nhất là 0,02-0,03% protid. Do đó mà người
ta tính các chất hóa học liên hết với cao su.
Vào năm 1948 Altman đã chứng minh các dẫn xuất
protein như cholin, colamin, trigonellin và stachydrym là những chất xúc tiến
rất công hiệu. Và các amino acid có tác dụng như chất chống lão hóa hay kháng
oxy hóa cho cao su sống.
Hàm lượng protid trung bình của latex có thể
thay đổi theo những yếu tố như: tuổi của cây, mùa hay sự chuyển đổi trạng thái,
quân bình sinh lý của cây, thiếu nguồn biến dưỡng hay do cây bị cạo mủ dưới
cường độ mạnh. Ngoài ra còn có điều kiện bảo quản và xử lí latex có thể làm
thay đổi hàm lượng chất đạm của latex và phân tử khối của protid hay cặn bã của
chúng.
Vì vậy protid chứa ở trong latex có một tầm
quan trọng cho qua trình chế biến mủ cao su,vì chúng khống chế một số tính chất
tốt của cao su thô, ảnh hưởng đến khả năng lưu hóa, sự lão hóa của cao su sống,
tính dẫn điện và sự nội phát nhiệt của cao su lưu hóa.
3.Lipid:
Trong latex,lipid và dẫn xuất của chúng
chiếm khoảng 2%, ta có thể trích ly bằng rượu hay aceton.
Gần đây R.H Smith đã cho bảng phân tích
phospholipid latex như sau:
Bảng 2.Bảng phân tích phospholipid latex như
sau:
|
Các hợp chất lipid và dẫn xuất của chúng
cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của latex, những chất này là những
chất hoạt động bề mặt và chúng có tể tham gia vào tính ổn định thể giao trạng
của latex tươi.
4.Glucid:
Trong lúc protid và lipit đều ảnh hưởng đến
tính chất của latex,glucid cấu tạo chủ yếu từ những chất tan được (tỉ lệ glucid
chiếm 2-3% trong latex) lại không có quan hệ gì đến tính chất của latex.
5.Khoáng:
Sau nhiều thí nghiệm phân tích latex tươi và
nhiều loại latex khác nhau, E.R Baufels đã đưa ra kết quả các nguyên tố K, Mg,
P, Ca, Cu, Fe, Mn, Rb có trong latex như sau:
+ Kalium (potassium): là nguyên tố quan
trọng nhất của latex chiếm đến 58% tổng số nguyên tố được nghiên cứu tới. Một
ít latex chứa khoảng 1,7 g K, tỷ lệ phần K với serum luôn là hằng số (0,28mg
cho mỗi 199g serum) trừ trường hợp cây cao su thiếu dinh dưỡng.
+ Magnesium (Mg): là nguyên tố chiếm tới 24%
tổng số các nguyên tố được nghiên cứu. Một ít latex trung bình chứa 700mg Mg.
Hàm lượng Mg của latex cây cao su có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của phân Kali
và phân đồng bón cây.
+ Photphor (P): là nguyên tố chiếm tỷ lệ gần
bằng của Mg, trung bình chứa khoảng 17% tổng lượng khoáng.
Điều ta cần lưu ý là tỷ số Mg/P của một
latex phải bằng 1 thì latex mới có độ ổn định tốt. Trong trường hợp nếu không
bằng 1 latex sẽ bị đông đặc ở đường cạo rạch, ngăn chặn latex chảy ra và dẫn
tới latex chậm đặc hóa và có độ ổn định cơ học thấp.
+ Calcium (Ca): chỉ chiếm khoảng 1% tổng số
các khoáng tố được xác định. Một lít latex trung bình chiếm khoảng 30mg, do vậy
ta không cần nói đến tính chất của nó.
+ Đồng (Cu): là một nguyên tố quan
trọng của latex. Một lít latex trung bình chứa khoảng 1.7mg. Chức năng ái oxy
hóa của đồng là ảnh hường nhiều đến sự lão hóa của cao su.
+ Sắt (Fe): tỷ lệ sắt trong latex
thường không nhất định, nhưng trong mọi trường hợp nó bao giờ cũng quá 1 gam
cho mỗi lít latex.
+ Mangan (Mn): cũng như đồng, mangan
cũng có ái lực với oxy mạnh gây lão hóa cao su, không bao giờ quá 0,1 mg cho
mỗi lít latex.
+ Rubidium (Rb): là nguyên tố do Fiint
và Ramagan tìm thấy trong latex. Trong một lít latex có khoảng 70 mg, đây là tỷ
lệ tương đối lớn. Người ta hiện nay chưa biết rõ nguyên tố này có chức năng về
sinh lý gì của cây cao su.
V. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CAO SU THIÊN NHIÊN:
A.Lý tính:
Vài tính chất vật lý của cao su thiên nhiên:
Tỷ trọng
0,92
Chiết suất (200C)
1,52
Hệ số trương nở thể tích
0,00062/0C
Khả năng tỏa nhiệt khi đốt
10,7 cal/gam
Độ
dẩn nhiệt
0,00032 cal/giây/cm2/0C
Một số phương pháp khảo sát tính chất của
cao su:
Thử nghiệm về sự kéo dãn, một số tính chất
cần đề cập là sự phục hồi của cao su (độ dư của mẫu sau thời gian 3 phút) độ
biến dạng dư. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ giãn là: nhiệt độ, thể tích kéo dài,
thành phần hỗn hợp, thành phần kéo dãn.
Nén ép: chỉ tiêu kiểm tra và đánh giá tính
đàn hồi của của sản phẩm cao su,ngoài ra còn kiểm tra độ dẻo đối với các cao su
lưu hóa, gọi đó là “dẻo kế”.
Uốn gấp: do hiện tượng nhiệt và sự giãn trễ
của cao su, tính chất rất dược chú ý khi làm các sản phẩm chịu biến dạng uốn
liên tục như vỏ xe.( Độ mỏi cao su)
Đo độ mài mòn: đo sự mài mòn của cao so nhằm
mục đích làm các sản phẩm chịu mài mòn.( Mặt lốp, rulo chà lúa, dây cu-roa...)
Tỷ trọng cao su: phụ thuộc vào lực tác dụng,
điều kiện đo do sự thay đổi thể tích khi biến dạng.( Độ va đập)
Điện tích cao su: cao su thường được sử dụng
làm chất cách điện cao nên xác định kiểm tra tính chất điện của cao su rất quan
trọng
Sự trương: cao su bị trương nở trong các
dung môi hữu cơ như dầu mỡ, benzen, dẫn xuất, chất béo, closunfua…do sự khuyếch
tán của các phân tử dung môi vào giữa đại mạch các phân tử cao su làm thay đổi
khoảng cách của chúng làm lực liên kết giảm xuống rõ rệt và làm thay đổi thể
tích.
B.Hóa tính:
Cấu trúc phân tử của cao su thiên nhiên là
polyisopren có công thức là (C5H8)n với n=20.000 Cis 1-4 là chủ yếu (97%)
Isopren dạng cis 1-4 chiếm 100% trong cao su
của giống Hevea brasilliensis chính là sự đều đặn này hơn cao su isopren tổng
hợp thu được kéo đứt cao su sống. Cao su kết tinh khi kéo căng cho tính chất
tốt tronng quá trình cán luyện cũng như chưa có độn
Trong mỗi đơn vị C5H8 có một nối đôi
(chưa bão hòa) nên có thể lưu hóa với lưu huỳnh( tạo mạng không gian 3 chiều)
và chính điều này làm cho cao su dễ bị oxy hóa, ozon tác kích dẫn đến tình
trạng lão hóa (đứt mạch)do đó tính chịu nhiệt của cao su kém, cao su thiên nhiên
dễ bị phá hủy ở 192 độC . Ngoài phản ứng hydrocacbon cộng vào nối đôi bình
thường còn có thể có các phản ứng phức tạp.
1.Phản ứng cộng hydro:
Xảy ra ở nhiêt độ cao ,xúc tác Pt và Ni áp
lực khí hydro mạnh và điều kiện đặc biệt để hạn chế các phản ứng khác như phản
ứng phân hủy, nhiệt độ phản ứng khoảng 150-280độC.
2.Phản ứng cộng với halogen:
Các halogen (F2, Cl2, Br2, I2) đều có thể
phản ứng với cao su nhưng hiệu suất phản ứng tuần tự khá khác biệt rõ rệt.
Thực ra Cl2 có tác dụng với cao su đến
khi dừng lại. Dẫn xuất clo hóa chưa tới 68% clo trong sản phẩm.
Cao su clo hóa có dạng cục hay màu trắng,
nhiệt dẻo, chịu được acid và bazo, tan nhiều trong dung môi, có thể tạo sơn hay
vecni chịu được hóa chất.
Tác dụng với Brôm cho ra sản phẩm nhất định
nhiều hơn cho Brôm hóa chủ yếu vốn là một phản ứng cộng.Trái với cao su,hóa
chất cao su brom hóa không ứng dụng thực tế ,hầu như nó dùng để chế tạo một số
chất chuyển hóa có ích về phương diện lý thuyết cũng như cao su clo hóa,cao su
brom hóa chịu được môi trường acid, bazơ và chất oxit tốt.
Cao su brom hóa phản ứng với phenol dễ dàng
ở 60độC tạo dẩn xuất phenyl là một chất vô định hình tan trong dung dịch nước
hay rượu nhưng không tan trong benzen.Phản ứng này có thể thực hiện được một số
lớn benzen cho ra hàng loạt sản phẩm có giá trị.
3.Phản ứng cộng acid:
Với acid flohydric (HF): phản ứng cộng với HF cao su ở dạng dung dịch có đi kèm theo
phản ứng đồng hóa quan trọng và cho ra chất hơi đàn hồi rất nhạy thu với nhiệt
Bão hòa nối đôi cao su bằng HF cho sản phẩm có tính tốt chịu được
azone, kháng thấm cao
Từ năm 1900 C.O.Weber đã nghiên cứu
clohydrat cao su này, công việc về sau của nhiều tác giả nhằm xác minh kết quả
này.
Cao su hydat là một chất rắn cứng màu
trắng,cho dung dịch của nó bay hơi ta được hình thức dát mỏng. Cũng như cao su
clo hóa có thể cho thêm chất dẻo hóa phụ gia vào để tăng tính mềm dẻo của nó.
Cao su clohydrat hòa tan mạnh trong các hydrocacbon clo hóa nở lúc nguội và tan
trong benzen nóng,nở trong các ester nóng, không tan trong các alcol, ester và
acetone,cao su hydrat hóa chịu được acid hữu cơ và kiềm
VI. ĐẶC TÍNH LƯU HÓA CAO SU THIÊN NHIÊN:
Sản phẩm cao su với những tính năng đặc biệt
đáp ứng được nhu cầu sử dụng là nhờ chất phụ gia thêm vào .Trong đó chất phụ
gia quan trọng nhất là các chất trong hệ thống lưu hóa là nhưng chất tạo mạng
giữa các đại phân tử cao su.Lưu hóa cao su là phản ứng tạo liên kết giữa các
đại phân tử cao su.
Sự lưu hóa bắt đầu từ năm 1839 bởi Goodyear
và ngày càng được nghiên cứu đến nay, nhiều chất lưu hóa được phát minh.
Các chất lưu hóa đã được phát minh: lưu
huỳnh, clorua-soufire, pentasunpur-atinoine, polynitro benzen, halogenur
selenium và tellurium, peroxyt penzoyl, lưu huỳnh sinh ra (SO2 và H2S),
selenium, diazo amino benzen và dẫn xuất, disufur tetra alcoyl
thiurom,thioccycinat sunfur, quion halogen hóa, tellurium, phend hay amin+oxyd,
hợp chất kim loại hữu cơ, quinon amin, nhựa phenol focnol tích cực,
proghesesynese.
Tuy nhiên,sử dụng lưu huỳnh làm chất lưu hóa
vẫn phổ biến nhất.
Lưu hóa bằng hệ thống lưu huỳnh:
1.Lưu hóa lưu huỳnh không có xúc tiến và tự
xúc tiến:
Sự lưu hóa xảy ra rất chậm, tính năng sản
phẩm kém, liên kết phân tử không đồng đều do đó thường không áp dụng.
Có thể phản ứng tạo vòng trên dây phân tử
Do lưu hóa chỉ một mình lưu huỳnh nên sản
phẩm lưu hóa lớn trong đó gồm nhiều phân tử lưu huỳnh, sản phẩm có tính và khả
năng chịu nhiệt kém.
2.Lưu hóa bằng lưu huỳnh và các chất xúc
tiến,trợ xúc tiến:
Chất xúc tiến và trợ xúc tiến có nhiệm vụ
gia tăng tốc độ lưu hóa, rút ngắn lớn dây lưu huỳnh,loại trừ các liên kết nội
phân tử.
Các chất xúc tiến thường được sử dụng là các
chất hữu cơ thuộc các họ sau:
Dithio Cacbonate
Thiurame
Thiazol
Thioure
Chất tự xúc tác trong công nghiệp phổ biến
là oxyt kẽm.
Cao su sử dụng lưu hóa bằng lưu huỳnh có sử
dụng xúc tiến và tự xúc tiến có cơ tính tốt và khả năng chịu nhiệt cao.
3.Lưu hóa bằng chất khác:
Phương pháp này là hòa tan clorua lưu huỳnh
hay á kim cùng loại hoặc chất lưu huỳnh.
4.Clorua lưu huỳnh:
Phương pháp này hòa tan clorua lưu
huỳnh vào sunfua cacbon, benzen, xăng kế đến là ngậm các vật dụng muốn lưu hóa
vào dung dịch trong suốt thời gian từ vài giây tùy theo độ dày mỏng của cao su.
Khuyết điểm:
Chỉ áp dụng lưu hóa cho nhưng vật mỏng mà
cao su sau khi lưu hóa có mùi acid clohydryt và có độ loãng xấu,kéo đứt thấp.
Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm chất lượng cao.
5.Chất giải phóng lưu huỳnh:
Đây là sự lưu hóa gián tiếp với lưu huỳnh.
Một số phản ứng mở ra lưu huỳnh và lưu huỳnh này lưu hóa cho cao su.
Chất lưu hóa thường được sử dụng là:siêu xúc
tác TMTD (Tetrametylthiuramedisunfua).
6.Selen và Telu:
Thông thường người ta không sử dụng selen và
telu làm chất lưu hóa duy nhất mà sử dụng như chất lưu hóa phụ.
Sản phẩm mang lại có tính bền nhiệt cao,tính
chịu khí tốt.
7.Các chất khác:
Dẫn xuất Nitro: thường dùng Meta-dinitro
benzen hoặc trinitro benzen 1,3,5 sản phẩm có tính phòng lão kém.
Peroxyd hữu cơ:sử dụng peroxyd hữu cơ lưu
hóa mà không cần một phụ gia nào. Tuy nhiên sản phẩm có tính phòng lão kém, bề
mặt bị mốc. Ngoài ra còn sử dụng peroxyd dicumyl, nhất là các sản phẩm cao su
trong suốt.
Diazo amin: năm 1921 đã sử dụng sản phẩm có
độ trong khí nitơ thoát ra làm sản phẩm có lỗ, có tính phòng lão kém.
Quinon và dẫn xuất: các loại quinon hóa cao
su thường cho sản phẩm nhạy với sự oxy hóa, khó tháo khuôn.
Hợp chất kim loại hữu cơ:cho vào dung dịch
chất hữu cơ btomur phenyl magne thu được chất có tính chất của cao su lưu hóa,
điều này xảy ra khi cao su hóa hợp.
Nhựa tivh1 cực: một số nhựa có tính chất lưu
hóa cao su, đặc biệt là nhựa phenolfrualdehyt.
Bài viết được sưu tầm từ: http://trieukhoi.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét