Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên
Hình: thu mủ cao su

■ Lĩnh vực nguyên cứu ứng dụng polymer đã trải qua những chặng đường phát triển mạnh mẽ .Theo ước tính hiện nay gần 80% vật liệu mà con người sử dụng trên thế giới là polymer.
■ Song song với việc tổng hợp các vật liệu polymer mới ,con người đang nguyên cứu và khai thác thêm những ứng dụng của polymer tự nhiên .Hợp chất tự nhiên được sử dụng quan trọng nhất hiện nay là cao su thiên nhiên , đóng góp gần 45% tổng lượng cao su tiêu thụ trên thế giới .
Nguồn gốc:
■.Cao su thiên nhiên trích lỹ từ mủ cao su.Trong mủ cao su có hydrocarbon (90-95%), protein ,đường ,acid béo nhựa.Thêm acid acetic  vào mủ cao su thì cao su đông tụ lại và tách ra khỏi dung dịch. Cán rửa, ép tấm hoặc băm nhỏ sau đó sấy khô bằng không khí hoặc hun khói thu được cao su thô.
■ Cao su thiên nhiên có công thức phân tử (C5H8)n . Poly-isopren có cấu hình cis. Cao su thiên nhiên mềm kết dính dễ hóa nhựa khi có nhiệt độ
■ Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích(Euphorbiaceae).
■ Những người dân Nam Mỹ những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su tự nhiên ở thế kỷ 16. Henry wickham hái hàng ngàn hạt ở Brasil vào năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew Gardens (Anh) cho nảy mầm. Các cây con được gửi đến Colombo,Indonesia, và Singapore
■ Tuy nhiên, việc sử dụng cao su chỉ trở nên phổ biến  khi quá trình lưu hoá cao su được các nhà hoá học tìm ra. Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao.
■ Ngoài cây cao su, các loại cây khác có thể cho mủ là đa búp đỏ(Ficus elastica), các cây đại kích, và bồ công anh thông thường. Tuy các loài thực vật này chưa bao giờ là nguồn cao su quan trọng, Đức đã thử sử dụng những cây đó trong đệ nhị thế chiến khi nguồn cung cấp cao su bị cắt.
■ Để khai thác, người ta khía vỏ cây cao su thành rãnh xung quanh thân cây theo đường xoắn cho nhựa chảy ra rồi hứng lấy nhựa( còn gọi là mủ cao su hay latex)
Trong nhựa cao su có khoảng 40% là chất rắn, trong đó có tới 90% là hợp chất  hidrocacbon không no, 10% là các thành phần khác như protein, lipit,gluxit, muối vô cơ,…

■ Cao su thiên nhiên có tỉ trọng khoảng 0.95 kg/cm2

Nguồn:  Cao su Đức Minh (http://ducminhcaosu.com/)

Chế biến và phân loại cao su thiên nhiên

Chế biến và phân loại cao su thiên nhiên   

Cao su thu được từ cây cao su chủ yếu dưới dạng latex. Sản phẩm phụ của quá trình thu latex là mủ chén, chúng thực sự là phần latex còn sót lại trong chén, được thu gom vào những ngày sau khi thu hoạch latex cùng với một lượng nhỏ mủ cây. Thông thường, latex đóng góp khoảng 80% lượng cao su, trong khi lượng mủ chén và mủ cây chiếm khoảng 20%. Cao su nhiên thiên (NR) được chế biến thành latex hoặc cao su khô phụ thuộc vào ứng dụng của nó. Các sản phẩm được
ngâm bao phủ cao su, bọt, tơ được sản xuất từ latex; trong khi các sản phẩm khác (ví dụ, lốp xe) được làm từ cao su khô. Các loại cao su thiên nhiên thương mại khác nhau được minh họa ở hình vẽ bên dưới.
Ở đây ta chú ý loại sản xuất truyền thống và loại cao su kỹ thuật (TSR) dạng khối. Loại truyền thống của NR gồm tờ xông khói (RSS), tờ sấy không khí nóng (ADS) và cao su crepe. Trong đó, RSS là phương pháp chế biến cao su loại latex cũ nhất và phổ biến. Chế biến RSS đi qua giai đoạn thu latex, giảm thành phần cao su khô (DRC) trong latex xuống khoảng 12.5%, đông tụ, ủ qua đêm, cán ngày hôm sau, và xông khói (sấy). Hoạt động cán cho phép khối đông tụ latex tạo thành tấm sau khi ủ. Quy trình tạo tấm thực tế là ép serum trong khối đông tụ ra ngoài và giảm bề dày của nó xuống khoảng 3.0 mm bằng cách cho phần đông tụ đi qua một chuỗi bốn trục cán phẳng và cuối cùng là các trục được tạo rãnh, làm cho hình dạng tấm cuối cùng có gờ. Gờ hỗ trợ việc tăng diện tích bề mặt và cải thiện tính năng sấy khô. RSS được sấy trong khói nhà (45 – 63oC), trong khi ADS được sấy trong buồng không khí nóng. Tấm sau khi sấy được kiểm tra ngoại quan và phân loại.
Gần đây, nhu cầu cho cao su kỹ thuật (TSR) dưới dạng khối ngày càng nhiều. Vì vậy, hầu hết các quốc gia sản xuất NR đang chuyển đổi chế biến cao su truyền thống thành TSR. Sản xuất cao su khối cơ bản là sự chuyển hóa cao su thô ướt thành dạng hạt bởi các kỹ thuật chế biến nhanh và liên tục. Cuối cùng, các mẫu hoặc hạt đã sấy khô được kết lại thành các khối cao su rắn. NR kỹ thuật ở dạng khối tạo thành từ latex là cao su chuẩn Malaysia màu sáng (SMR L), độ nhớt không đổi (SMR CV). Sản xuất SMR L cơ bản tập trung vào màu, với sự thêm vào sodium metabisulfite ở hàm lượng 0.04% thành phần cao su khô (DRC). Trong sản xuất SMR CV, cần thêm vào hydroxylamine sulfate trung tính ở 0.15% DRC. Các loại phổ biến của TSR được sản xuất từ mủ chén hoặc kết hợp với latex, dưới dạng cao su khối là SMR 10 và SMR 20; SMR GP, SMR 10 CV và SMR 20 CV.
Tham khảo từ tài liệu Handbook of Elastomer, Anil K. Bhowmick, Howard L. StephensCRC Press, 2000, trang 41 - 45
(vtp-vlab-caosuviet)

Nguồn: Cao su việt

Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá, ở Quí I/2014

Nguyên liệu cao su tổng hợp
Quí I/2014: Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá
(VINANET)- Theo số liệu của Tổng cục hải quan, nhập khẩu cao su về Việt Nam trong quí I/2014 đạt 75.501 tấn, trị giá 156,45 triệu USD, giảm 2,22% về lượng và giảm 14,72% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Việt Nam, với 15.681 tấn, trị giá 30,28 triệu USD, giảm 2,32% về lượng và giảm 25,29% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với 10.593 tấn, trị giá 28.257.919 USD, tăng 9,38% về lượng và tăng 4,15% về trị giá. Campuchia là thị trường lớn thứ ba, với 8.316 tấn, trị giá 16.505.623 USD, giảm 32,75% về lượng và giảm 54,39% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Ba thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Campuchia chiếm 45,58% về lượng và 47,9% về lượng nhập khẩu cao su về Việt Nam trong quí I/2014.
Trong quí I/2014, Việt Nam tăng nhập khẩu cao su từ một số thị trường: Thái Lan tăng 15,98% về lượng và tăng 3,72% về trị giá; Trung quốc tăng 49,55% về lượng và tăng 41,59% về trị giá; Hoa Kỳ tăng 25,75% về lượng và tăng 71,51% về trị giá.
Đáng chú ý hai thị trường có mức tăng mạnh nhất là Malaysia và Indonêsia, tăng lần lượt 188,57% về lượng và tăng 266,65% về trị giá, tăng 457,89% về lượng và tăng 258,72% về trị giá.
Nhập khẩu cao su giảm từ một số thị trường trong quí I/2014: từ Pháp giảm 35,12% về lượng và giảm 18,63% về trị giá; từ Canađa giảm 46,93% về lượng và giảm 58,42% và Italia giảm 23,33% về lượng và giảm 47,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu của Hải quan về nhập khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2014
Thị trường
3Tháng/2013
3Tháng/2014
3Tháng/2014 so với cùng kỳ năm trước (%)

Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
 Lượng
Trị giá 
Tổng
77.213
183.458.002
75.501
156.454.723
-2,22
-14,72
Hàn Quốc
16.053
40.533.368
15.681
30.281.714
-2,32
-25,29
Nhật Bản
9.685
27.132.780
10.593
28.257.919
+9,38
+4,15
Campuchia
12.365
36.187.655
8.316
16.505.623
-32,75
-54,39
Thái Lan
6.716
14.023.855
7.789
14.545.799
+15,98
+3,72
Đài Loan
7.967
19.515.401
6.455
12.826.388
-18,98
-34,28
Trung Quốc
2.418
5.935.712
3.616
8.404.238
+49,55
+41,59
Nga
3.203
9.917.949
3.229
7.885.451
+0,81
-20,49
Hoa Kỳ
2.505
3.669.877
3.150
6.294.373
+25,75
+71,51
Malaysia
1.041
1.208.505
3.004
4.431.037
+188,57
+266,65
Pháp
1.552
3.202.998
1.007
2.606.347
-35,12
-18,63
Indonêsia
114
403.453
636
1.447.262
+457,89
+258,72
Đức
705
1.212.645
476
1.447.035
-32,48
+19,33
Canađa
456
1.905.099
242
792.053
-46,93
-58,42
Hà Lan
260
415.192
187
518.308
-28,08
+24,84
Anh
236
336.306
96
317.077
-59,32
-5,72
Italia
30
121.022
23
63.178
-23,33
-47,8

T.Nga
Nguồn: Vinanet



Xuất khẩu cao su Việt Nam 2 tháng đầu năm 2014 giảm khoảng 25%

Xuất khẩu cao su Việt Nam 2 tháng đầu năm 2014 giảm khoảng 25%
Cao su
(VINANET) – Năm 2013, xuất khẩu cao su của Việt Nam vượt Malaysia trở thành nước sản xuất lớn thứ ba thế giới, dự kiến xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm 2014 sẽ giảm 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 104.000 tấn, Bộ nông nghiệp cho biết.
Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm sẽ giảm 43,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 215 triệu USD, Bộ cho biết trong một báo cáo hàng tháng.
Giá cao su kỳ hạn hợp đồng benchmark giảm xuống mức thấp 18 tháng vào đầu tháng này.
Thái Lan, Indonesia và Malaysia chiếm hơn 70% trong tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu, ba nước này đang được xem xét có nên hạn chế xuất khẩu, giảm khai thác hoặc mua từ những người nông dân trong một nỗ lực hỗ trợ giá.
Trong năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước đó, lên 950.000 tấn, và là nước sản xuất cao su lớn thứ ba thế giới sau Thái Lan và Indonesia.
Giữa năm 2011 và năm 2013, sản lượng cao su Việt Nam tăng 20%, dựa vào số liệu của chính phủ, một phần do những người trồng sử dụng các loại giống cao su cho năng suất cao.
Trung Quốc đã mua khoảng 60% xuất khẩu cao su của Việt Nam. Các khách mua chủ yếu khác bao gồm Malaysia, Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc, Bộ nông nghiệp cho biết.
Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international voip calls